TRANG PHUC CUNG ĐÌNH triều Nguyễn

Hẳn chúng mình đã từng mê mẩn khi thấy các vị vua oai nghiêm trong chiếc long bào, còn những hoàng hậu, công chúa thì lộng lẫy, thướt tha với những xiêm áo đẹp mắt. Hôm nay mời bạn cùng ngược thời gian trở lại triều Nguyễn để tìm hiểu vài nét sơ bộ về trang phục cung đình nhé!

Trang phục triều Nguyễn được xem là đại diện cho cả nền văn hóa mặc thời vua chúa. Mỗi bộ trang phục là một tác phẩm nghệ thuật. Bởi đó là sự kết hợp của rất nhiều ngành nghề: may, thêu, hội họa và cả nghề kim hoàn nữa (trên long bào của vua thường đính ngọc, kim sa mừ).

Bạn biết không, trang phục cung đình không chỉ phải tinh xảo từ mũi chỉ đường kim, phải đẹp, sang ở các họa tiết rồng phượng mà còn phải có độ chính xác về màu sắc, về hoa văn nữa đó. Sự quy định này tùy thuộc từng triều đại, nhưng chỉ cần nhìn trang phục ta có thể biết đó là vua hay thái tử, quan văn hay quan võ, hoàng hậu hay công chúa… Ở triều Nguyễn thì có những quy định nghiêm ngặt như vầy nè:

Màu sắc                                               

Ai làm vua, hoàng thái hậu thì được mặc màu vàng sang trọng này nhé. Mà phải là vàng sậm cơ, không có vàng lợt lạt đâu đấy. Màu da cam là màu của hoàng hậu và hoàng thái tứ. Đặc biệt, hoàng thái tử, các bậc thân vương và các công chúa (em gái của vua) thì được mặc màu đỏ tía, còn gọi là màu xích tử. Các công chúa, hoàng tử (con vua) thì mặc màu đại hồng, tức là màu đỏ í. Màu này cùng với màu cổ đồng, màu tím cũng dành cho các phi tần nữa (nhưng tùy theo thứ bậc đấy nhé!)

Đó là trang phục chính trong triều (dùng cho việc thiết triều, các nghi lễ quan trọng…) còn trang phục thường triều khi sinh hoạt, vui chơi… thì trừ vua vẫn phải mặc màu vàng, còn lại dùng màu xanh, lam, lục và đen, nhưng xanh lam được thông dụng hơn cả.

Hoa văn

Hoa văn thêu trên trang phục cung đình không chỉ là để trang trí cho đẹp mắt mà chúng còn mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng. Bạn có biết không?

– Long (con rồng): tượng trưng cho vương quyền. Trang phục của vua, hoàng hậu thường được thêu rồng, phụng, và hoa văn bát bửu.

– Lân (kỳ lân): tượng trưng cho dũng khí. Thường thêu ở trang phục quan võ

– Quy (rùa): tượng trưng cho sự trường tồn và bền vững

– Phụng: tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu đẹp nên thường được thêu trên áo của phái nữ (hoàng hậu, công chúa…). Tuy nhiên, đôi lúc vua cũng “ké” hoa văn này để mong ước sự thịnh vượng, hạnh phúc, hihi.

– Hạc: tượng trưng cho sự nho nhã, thanh tao. Hoa văn này chỉ sử dụng trên trang phục của quan văn thôi hà.

Chất liệu

Long bào, xiêm áo của vua chúa, hoàng hậu, những người đứng đầu triều đình được may bằng chất liệu là các loại lụa dệt bằng tơ tằm cực quý, thường được gọi là sa: sa tanh, sa vàng, sa đỏ, lương, gấm, đoạn…

Đội ngũ may mặc trang phục cho cung đình thường được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Bởi trang phục không chỉ làm đẹp cho vua chúa mà còn mang những ý nghĩa về sự hưng thịnh, về quyền tước, về tuổi thọ… của chính người mặc y phục. Những người thợ may, thợ thêu, thợ vẽ… là những nghệ nhân tài hoa đã tạo nên tác phẩm nghệ thuật từ trang phục.

Mời các bạn đón đọc Thần Đồng Đất Việt 29: Chiếc áo hoàng gia để hiểu thêm phần nào về trang phục cung đình.

Categories: Cửa sổ hội họa | Tags: , , | Leave a comment

Post navigation

Leave a comment

Blog at WordPress.com.